Nay lướt vài nhóm Pi thấy có người bàn về dòng tiền để tạo thanh khoản cho Pi mình thấy bạn đó vẫn chưa thoát khỏi sự đánh đồng Pi với các đồng coin khác như BTC, ETH, … các đồng coin này đã bị biến thành hàng hóa rồi, chỉ có hàng hóa mới cần tiền để tạo thanh khoản, chứ Pi đã là tiền rồi ai lại cần tiền, để tạo thanh khoản cho tiền chứ ? (Ý nghĩa của từ thanh khoản là chuyển giá trị tài sản thành tiền).
Để làm rõ thêm vấn đề này, trước hết mình cần phân biệt sự khác nhau cơ bản giữa hàng hóa và tiền.
Hàng hóa ở đây mình xét là hàng hóa thông thường như xe cộ, nhà cửa, đồ dùng, nhiên liệu, năng lượng, nguyên vật liệu, hóa chất, lượng thực, thực phẩm, … (không tính hàng hóa đặc biệt như vàng, các tác phẩm nghệ thuật, âm nhạc, đồ cổ, thú cưng, …) thì hàng hóa được làm ra là để đáp ứng một nhu cầu nào đó của con người như nhà cửa để ở, gạo để ăn, áo để mặc, … nên hàng hóa là có giá trị nội tại và sẽ tiêu hao dần đến hết khi ta sử dụng chúng. Còn tiền tệ được làm ra với mục đích chính là làm phương tiện lưu thông hàng hóa, hay gọi là tạo thanh khoản cho hàng hóa. Ví dụ mọi người hay nghe báo chí đăng ngân hàng cần phải bơm tiền để “phá băng” (ý là tạo thanh khoản) cho thị trường bất động sản đó, ý nghĩa của tiền là để tạo thanh khoản cho hàng hóa lưu thông nó như vậy. Bản thân tiền (tiền giấy, polymer) nó không có giá trị nội tại, nó sẽ không tiêu hao mất mà luân chuyển không ngừng từ túi người này sang túi người khác khi tham gia vào lưu thông hàng hóa. Cho nên bài viết trước về ý nghĩa đào Pi mình có nói đồng Pi mà chúng ta đúc ra có thể dùng trong vài trăm năm, thậm chí nếu nó không gặp sự cố gì hay bị thay thế thì cứ tồn tại mãi.
=> Đối với hàng hóa bạn sẽ hỏi: Chiếc xe này giá bao nhiêu đô la ? Iphone 15 bao nhiêu đồng ? Căn nhà đó bao nhiêu pi ?
=> Còn đối với tiền bạn sẽ hỏi: 100 usd mua được bao nhiêu ký gạo ? 10 pi mua được mấy xe ô tô ? 1.000.000 vnđ mua được mấy ký thịt ?…
Để có nhiều hàng hóa đáp ứng nhu cầu xã hội ,chính phủ sẽ thực hiện nhiều chính sách, tạo điều kiện để toàn dân tham gia trồng trọt, chăn nuôi, sản xuất, may mặc, thêu thùa, xây dựng, … rồi để đẩy nhanh quá trình lưu thông hàng hóa, rút ngắn chu kỳ sản xuất kinh doanh, căn cứ vào tổng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ mà chính phủ phát hành tiền cung ứng ra nền kinh tế…
Tương tự như vậy, đối với Pi Network, PCT và cộng đồng đang chung tay và kêu gọi xây dựng hệ sinh thái (HST) kinh tế Pi (ecosystem), tức là đưa hàng hóa, dịch vụ vào để lưu thông trong cộng đồng giống như chính phủ khuyến khích dân tạo ra hàng hóa, dịch vụ cho xã hội vậy. Từ tổng hàng hóa, dịch vụ đưa vào trong HST (và cả nhu cầu thương mại địa phương toàn cầu như PiFest vừa rồi), PCT mới tính được nhu cầu picoin cần thiết cho lưu thông, cho nên mới có chuyện di chuyển picoin từng đợt như thời gian qua (và sắp tới cũng như vậy) chứ không có chuyện di chuyển picoin ào ạt kiểu như list sàn của các “coin hàng hóa” khác, có bao nhiêu cũng list hết một lần, rồi dùng tiền tạo thanh khoản bơm thổi, không có ý nghĩa gì cho cuộc sống cả. Do đó, theo mình nghĩ để hạn chế tối đa lạm phát, giữ ổn định giá cho picoin thì phải mất rất nhiều năm sau 100 tỷ picoin mới được di chuyển về ví lưu thông hết chứ không có chuyện mọi người được nhận ngay 1 cục tiền đâu.
Hy vọng qua vài dòng chia sẻ này các bạn sẽ nhận thức được Pi rõ ràng hơn, thấy được vai trò của Pi như thế nào để chú ý Pi nhiều hơn.